Thi Công Ép Cọc Bê Tông

GIỚI THIỆU QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XD VIỆT ĐỨC thi công ép cọc chất lượng tại Hà Nội

Muốn tiến hành thi công ép cọc bê tông cần đảm bảo nghiên cứu kỹ mặt bằng bởi việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình.

Hình ảnh ép cọc bê tông

Công ty cổ phần đầu tư xd việt đức xin giới thiệu với các bạn công việc cần chuẩn bị trước khi tiến hành ép cọc như sau:

  • Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công.
  •  Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn.
  •  Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ

Quy trình thi công ép cọc bê tông bạn nên biết

Có thể nói quá trình thi công ép cọc được tiến hành theo nhiều công đoạn khác nhau, tuy nhiên với kinh nghiệm mà chúng tôi đã thi công tại các công trường thì có thể chia thành 8 bước cơ bản sau:

  1. Lựa chọn phương pháp ép cọc
  2. Chuẩn bị mặt bằng thi công
  3. Xác định vị trí ép cọc
  4. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn cọc ép
  5. Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị ép cọc
  6. Tính toán chọn máy ép cọc và cẩu phục vụ
  7. Xác định thời gian thi công và số công nhân phục vụ ép cọc
  8. Tiến hành ép cọc

​Lựa chọn phương pháp ép cọc

Căn cứ vào điều kiện và yêu cầu của gia đình cũng như khảo sát thực tế mà có thể lựa chọn các phương pháp ép cọc khác nhau. Thông thường có ba phương pháp ép cọc chính đó là:

Ép neo: Áp dụng cho những công trình vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp cũng có thể làm được

Ép tải: áp dụng cho những công trình vừa và lớn, mặt bằng thi công rộng rãi
Ép cọc bằng máy ép robot: Áp dụng cho những công trình lớn, mặt bằng thi công rộng
 

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình. Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công. Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn. Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ

Xác định vị trí ép cọc

Người thi công phải kết hợp với người làm công tác đo đạc trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng.Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải xác định đầy đủ vị trí của từng hạng mục công trình, ghi rõ cách xác định lưới ô tọa độ, dựa vào vật chuẩn có sẵn hay dựa vào mốc quốc gia, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.

- Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của ngách nhà để giác móng nhà chú ý đến sự phải mở rộng hố móng do làm mái dốc.
- Khi giác móng dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m, trên 3 cọc đóng miếng gỗ có chiều dày 2cm, bản rộng 15cm dài hơn kích thước móng phải đào 40cm. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng, sau đó đóng 2 đinh nữa vào vị trí mép đào đã kể đến mái dốc .Tất cả móng đều có bộ cọc và thanh gỗ gác này.
- Căng dây thép 1mm nối các đường mép đào.Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này làm cữ đào.
Sau khi giác móng xong ta đã xác định được vị trí của đài, ta tiến hành xác định vị trí cọc trong đài .
- Ở phần móng trên mặt bằng ta đã xác định được tim đài nhờ các điểm 1,2,3,4. Các điểm này được đánh dấu bằng các mốc.
- Căng dây trên các mốc, lấy thăng bằng sau đó từ tim đo các khoảng cách xác định vị trí tim cọc theo thiết kế.
- Xác định tim cọc bằng phương pháp thủ công: Dùng quả dọi thả từ các giao điểm trên dây đã xác định tim cọc để xác định tim cọc thực dưới đất, đánh dấu các vị trí này lại bằng cách đóng 1 đoạn gỗ xuống.
Tiến hành ép cọc
Lắp đoạn cọc C1 đầu tiên: 
   + Đoạn cọc C1 phải được lắp chính xác, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng với đường trục của kích đi qua đi qua điểm định vị cọc độ sai lệch không quá 1cm
  + Đầu trên của cọc được gắn vào thanh định hướng của khung máy
  + Nếu đoạn cọc C1 bị nghiêng sẽ dẫn đến hậu quả là toàn bộ cọc bị nghiêng.
- Tiến hành ép đoạn cọc C1:
 Khi đáy kích (hoặc đỉnh pittông) tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng chậm dần đều  đoạn cọc C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên 1m/s. Trong quá trình ép dùng hai máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh ngay
- Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0.3 ¸ 0.5m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2, kiểm tra bề mặt hai đầu  cọc C2 sửa chữa sao cho thật phẳng
- Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn.
- Lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của cọc C2 trùng với trục kích và trùng với trục đoạn cọc C1 độ nghiêng 1%
Gia lên cọc 1 lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 0,3-0,4 daN/cm2  rồi mới tiến hành hàn nối 2 đoạn cọc C1,C2 theo thiết kế.
-Tiến hành ép đoạn cọc C2:
Tăng dần áp lực ép để cho máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ áp lực thắng được lực ma sát và lực cản của đất ở mũi cọc giai đoạn đầu ép với vận tốc không qua 1m/s. Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều thì mới cho cọc xuyên với vận tốc không quá 2m/s
Khi đầu cọc C2 cách mặt đất 0.3-0.5m thì tiến hành hành ép tiếp đoạn cọc C2
 
Kết thúc ép cọc bê tông
 
Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:
Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin  £  Lc  £  Lmax
Trong đó:
Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo  tình hình biến động của nền đất trong khu vực
Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min  £  (Pep)KT  £  (Pep)max
Trong đó :
(Pep) min  là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.
Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ đầu tư và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.
 

Một vài lưu ý nhỏ trong thời gian ép cọc

 
Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.
Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ  0,3 – 0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật lý ép cọc
Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.
Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan.
 
Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc
 
Khi mũi cọc cắm sâu vào đất từ 30- 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc
Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi
vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp sử lý.
Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8.Pép min thì ghi lại độ sâu và giá trị đó
Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8Pép min, ghi chép tương ứng với từng độ sâu xuyên 20cm vào nhật lý, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.
Thời điểm khóa đầu cọc
Mục đích của khóa đầu cọc: Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún hoặc lún không đều. Đối với cọc ép trước khi thi công đài, việc khóa đầu cọc do CĐT và người thi công quyết định
Thực hiện việc khóa đầu cọc: Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế. Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót, bê tông thương phẩm. Đặt lưới thép cho cọc
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XD VIỆT ĐỨC mong rằng qua những chia sẻ trên các bạn sẽ có những cách nhìn tổng quát hơn về quy trình ép cọc bê tông. ép cọc chỉ là bước đầu trong quá trình xây dựng một công trình, khi tiến hành xây dựng còn cả đổ bê tông móng, để sàn....
Và be tong, be tong tuoi là những vật liệu cần thiết đối với công trình. Nếu quý khách muốn sử dụng các loại vật liệu xây dựng này hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0985 388 999
CÁC TIN KHÁC